Xác định loại hình quán trà sữa bạn dự định mở
Một trong các kinh nghiệm mở quán trà sữa đầu tiên mà bạn cần học đó chính xác định được định hướng của quán mà mình sẽ theo đuổi. Hiện nay bạn có thể theo đuổi các hình thức như sau:
Mô hình quán đơn lẻ, hoạt động độc lập: Với hình thức này bạn chỉ mở một quán duy nhất và tập trung xây dựng độc nhất mỗi quán đó, có thể thay đổi phong cách & trang trí thường xuyên để tạo sự mới lạ.
Mô hình chuỗi cửa hàng, có thương hiệu chính và nhiều cửa hàng chi nhánh: Chuỗi quán trà sữa cần có một concept chung từ tên gọi cho đến cách trang trí, logo cửa hàng, menu thức uống… và cần có sự đồng bộ
Mô hình nhượng quyền thương hiệu: Mô hình quán trà sữa này cũng tương tự như chuỗi cửa hàng, thế nhưng các ý tưởng, concept, thương hiệu… bạn sẽ sử dụng của người khác (của một thương hiệu đang nổi tiếng chẳng hạn). Bạn mua lại thương hiệu này để mở quán và nghiễm nhiên các khách hàng trung thành của nhãn hiệu đó sẽ là của bạn, giúp cho việc kinh doanh buôn bán dễ dàng sinh lời hơn và bạn cũng đỡ mất công xây dựng thương hiệu riêng.
Mô hình hợp tác: Ngoài ra, bạn cũng có thể mở quán trà sữa theo dạng hợp tác kinh doanh giữa bạn bè, đối tác để giảm thiểu các chi phí bỏ ra. (hùn vốn)
Lựa chọn địa điểm mở quán
Có 2 hình thức kiếm địa điểm mà bạn có thể áp dụng:
Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn có thể lựa chọn khu vực địa điểm để mở quán trà sữa phù hợp. Theo kinh nghiệm mở quán trà sữa của nhiều người, các khu vực gần trường học, khu vui chơi giải trí là địa điểm tiềm năng được giới trẻ “săn lùng” trà sữa nhiều hơn cả.
Mua nguyên liệu và thiết bị
Danh sách các thiết bị mà bạn cần chuẩn bị cho quán trà sữa của mình khá nhiều, đơn cử có thể kể đến các món sau đây:
2. Tủ lạnh
3. Lò vi sóng
4. Bếp
5. Dụng cụ pha chế
6. Bộ ly/ cốc
7. Nguyên liệu pha chế
8. Máy sinh tố
9. Máy ép
10. Bàn ghế
11. Quầy bar
12. Máy tính tiền
13. Đồ trang trí
14. Máy làm lạnh
Riêng đối với nguyên liệu, để có thể kinh doanh quán trà sữa đông khách, chất lượng, bạn nên lựa chọn vầ mua các loại nguyên liệu cao cấp, nguyên liệu nhập khẩu để điều chế được các thức uống ngon, đậm đà, gây ấn tượng hơn.
Lên menu cho quán
Bước tiếp theo trong Kinh nghiệm mở quán trà sữa đó chính là lên một menu thật hấp dẫn. 1 menu quán tốt hoàn chỉnh nên được chia thành các nhóm đồ uống cụ thể, cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với từ 10-15 món trở lên, với các món đồ uống thịnh hành và đa dạng về hương vị, topping.
Nếu như bạn mở quán trà sữa theo hình thức mua lại thương hiệu thì không cần quá đau đầu về việc này vì bạn có thể sử dụng ngay chính menu chuẩn của thương hiệu đó để kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan
Theo quy định pháp luật chỉ có một số ngành nghề kinh doanh thu nhập thấp như bán hàng rong, bán hàng nhỏ lẻ… mới không cần đến đăng ký hay giấy phép kinh doanh. Còn trường hợp đã có địa điểm cố định (ở đây là quán trà sữa) thì tất nhiên ban cần phải làm các thủ tục pháp lý và có giấy phép. Cụ thể là giấy phép đăng ký kinh doanh với bộ công thương.
Nếu bạn muốn làm ăn lâu dài thì không bao giờ được bỏ qua thủ tục pháp lý. Hãy hoàn thiện tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán để tránh những rủi ro sau này.
Xây dựng website giới thiệu quán
Bước tiếp theo trong các Kinh nghiệm mở quán trà sữa đó chính là bạn cần xây dựng các kênh quảng bá cho quán của mình, cụ thể là website. Thời buổi công nghệ số, bất kì ai trước khi đi mua hàng hay đến địa điểm nào đó đều sẽ tra cứu trang fanpage bán hàng hay website của nơi đó. Chính vì vậy, có một thiết kế website chuyên nghiệp để giới thiệu menu của quán, không gian quán và các chương trình ưu đãi, khuyến mãi định kỳ…
TTA Décor với đội ngũ Kiến trúc sư, Kỹ sư chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ mang đến cho bạn dịch vụ Thiết kế nội thất quán trà sữa tại quận 1 TP HCM đảm bảo đẹp mắt, phù hợp với không gian mặt bằng, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc và hạn chế những rủi ro phát sinh!